Làm dọc mùng không bị ngứa bằng cách bóp muối

Dọc mùng – một cái tên quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Nguyên liệu này thường được biết đến như một món ăn trong bữa cơm gia đình, rau dọc mùng. Tuy nhiên, ngoài là một loại rau ăn trong bữa cơm, dọc mùng còn được biết đến là loài cây có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu từng tác dụng và cách bảo quản dọc mùng trong tủ lạnh nhé.

Dọc mùng là gì? Và có những tác dụng như thế nào?

Dọc mùng hay còn gọi với cái tên khác là rọc mùng, trong miền Nam gọi là cây bạc hà hay ráy dọc mùng. Tên khoa học của dọc mùng là Colocasia gigantea, thuộc họ Ráy Alismatales.

Cây dọc mùng được trồng rộng rãi ở vùng nhiệt đới châu Á, sau đó lan sang vùng đông bắc Australia.

Đây là loại cây thân thảo, sống lâu năm, có cuống lá dày, mọng nước và xốp.

Dọc mùng có lá to, hình tim, có gân lá chạy dọc ở giữa.

Hoa dọc mùng nở từ mùa xuân đến mùa hè. Hoa cái mọc ở gốc thỏi. Hoa đực mọc ở ngọn, hình thỏi và có bẹ bao choàng

Quả dọc mùng có hình trứng và màu đỏ.

Rễ mọc mùng phình ra dưới dạng “củ”.

Thành phần dinh dưỡng của dọc mùng

Thành phần trong cây dọc mùng bao gồm:

  • Các axit hữu cơ như oxalic, malic, citric, succinin, v.v.
  • Các loại đường hữu cơ như glucose, fructose, sucrose, amylose, v.v.
  • Các hợp chất phức tạp loại triglochin và iso triglochin, beta-lectin, alocasin.

Cứ 100g bẹ lá dọc mùng ăn được thì chứa

  • Năng lượng: 14 Kcal
  • Nước: 95 gam
  • Carbohydrate: 23 gam
  • Chất đạm: 2,2, gam
  • Chất xơ: 0,5 gam
  • Các loại vitamin: vitamin PP 0,02 mg, vitamin C 17mg, vitamin E 2 mg, vitamin B1 0,012 mg; vitamin B2 0,03 mg.
  • Một số khoáng chất như phốt pho 25mg, canxi 38mg, magie 52mg, kẽm 1,6mg, đồng 0,03mg, sắt 0,8mg.

Cách bảo quản dọc mùng trong tủ lạnh? 

Ngâm rau trong nước sôi có pha chút muối trong vài giây.

Sau đó thả ngay vào bát nước đá để ngâm vài phút.

Trải rau dọc mùng ra đĩa hoặc khay rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh cho đến khi đông lại.

Cho từng loại vào túi zip, đẩy hết không khí ra ngoài trước khi đóng miệng túi zip lại.

Nếu muốn giữ lâu hơn 2 tháng thì cho rau vào túi zip 2 lớp để đảm bảo.

Cách chế biến dọc mùng không bị ngứa

Làm dọc mùng không bị ngứa bằng cách bóp muối

Để mùng không bị ngứa trong quá trình sơ chế, chế biến, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:

  • Trước hết, bạn cần rửa sạch dọc mùng với nước để loại bỏ chất bẩn sau đó loại bỏ phần xơ bên ngoài. Tiếp theo, bạn dùng dao cắt bỏ phần bụng (phần cong bên trong) của dọc mùng.
  • Để dọc mùng bớt ngứa, bạn cắt dọc mùng thành từng miếng vừa ăn rồi rắc một chút muối, trộn đều rồi ngâm khoảng 15 phút.
  • Dọc mùng sau khi bóp muối, bạn cho vào một ít nước lạnh, rồi đeo bao tay vào và rửa sạch lại. Sau đó dùng tay vò và bóp nhẹ để dọc mùng ráo hết nước
  • Sau khi rửa xong, bạn chỉ cần đun nước sôi để chần sơ dọc mùng, sau đó có thể chế biến món ăn tùy thích.
Cách Bảo Quản Dọc Mùng Trong Tủ Lạnh, Tươi Lâu, Ngon Nhất
Cách Bảo Quản Dọc Mùng Trong Tủ Lạnh, Tươi Lâu, Ngon Nhất

Làm dọc mùng không bị ngứa bằng cách ngâm nước muối

Một cách đơn giản nhưng có thể giúp bạn làm dọc mùng không ngứa cực kỳ hiệu quả:

  • Chuẩn bị một bát nước sạch và cho 2-3 thìa muối vào, khuấy đều cho đến khi muối tan hết.
  • Sau đó bạn cắt dọc mùng thành những lát chéo vừa ăn rồi cho trực tiếp vào bát nước muối vừa pha.
  • Tiếp theo, bạn ngâm dọc mùng trong khoảng 20 – 30 phút rồi để ra rổ cho ráo nước. Thêm 2 thìa cà phê muối rồi dùng tay bóp nhẹ dọc mùng.
  • Tiếp theo, bạn rửa dọc mùng thêm 2 lần nữa, mỗi lần khoảng 15 phút với nước sạch rồi vớt ra để ráo.
  • Trước khi nấu, bạn nên chần dọc mùng với nước sôi để đảm bảo dọc mùng hết ngứa nhé!

Làm mùng không bị ngứa bằng cách ngâm nước muối

Cách sơ chế dọc mùng không bị ngứa tay

Để không bị ngứa tay khi sơ chế dọc mùng, bạn có thể tham khảo và thực hiện một trong những cách dưới đây:

  • Cách 1: Bạn đeo găng tay ni lông để tránh tiếp xúc trực tiếp với cây dọc mùng để tránh bị ngứa trong quá trình sơ chế.
  • Cách 2: Thoa một ít sữa tươi lên tay để khi sơ chế dọc mùng không gây ngứa, khó chịu cho tay.
  • Cách 3: Ngay sau khi sơ chế dọc mùng, dùng tay vò nhẹ nhàng với 1 thìa đường (hạt nhỏ, mịn) cho đến khi đường tan gần hết thì rửa sạch tay với nước để tay không bị ngứa.
  • Cách 4: Khi tay đã bị ngứa do dọc mùng, bạn có thể hơ tay qua lửa cho nóng cách này sẽ giúp bạn giảm cảm giác ngứa ngáy ngay đấy!

Cách sơ chế dọc mùng không bị ngứa tay

Ăn dọc mùng phải làm sao?

Ảnh 8: Làm gì khi ăn dọc mùng? Ăn dọc mùng bị ngứa, phải làm sao?

Mặc dù là loại rau được sử dụng nhiều trong bữa ăn nhưng đối với những người bị dị ứng khi ăn vào có thể gây ngứa họng, dẫn đến nôn mửa, sốc phản vệ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Trường hợp nặng cần đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.

Đối với những trường hợp bị dị ứng nhẹ, bạn có thể xử lý theo một số cách sau:

  • Dùng nước muối ấm súc miệng và họng nhiều lần
  • Uống nhiều nước: Các chất gây ngứa sẽ bị nước cuốn trôi bởi nước và giảm các triệu chứng ngứa.
  • Uống thuốc chống dị ứng: thuốc kháng histamine (desloratadine, loratadin, …)

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cây dọc mùng từ tác dụng đến cách chế biến và bảo quản. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn và mọi người xung quanh.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết Cách bảo quản dọc mùng trong tủ lạnh , hãy luôn theo dõi khuyenmaisharp.com để cập nhật những thông tin mới nhất nhé! Chúc các bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và hạnh phúc!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *